Đón nhận Cang giả kim thuật sư

Manga

Tác phẩm trở thành một trong các sản phẩm hàng đầu của Square Enix cùng với Final FantasyDragon Quest[123]. Khi tập 27 lên kệ, bộ manga đã tiêu thụ hơn 50 triệu bản tại Nhật Bản[3]. Đến ngày 10 tháng 1 năm 2010, mỗi tập của bộ truyện đã bán được hơn một triệu ấn bản tại Nhật [124]. Cùng với Yakitate!! Japan, bộ truyện đã thắng Giải manga Shogakukan lần thứ 49 ở thể loại shōnen năm 2004 [125]. Chỉ trong năm 2008, tập 19 và 20 đã bán được một triệu ấn bản, lần lượt đứng thứ 10 và 11 các quyển tiểu thuyết bán chạy nhất từ Nhật Bản [126]. Trong nửa đầu năm 2009, bộ truyện xếp thứ 7 trong danh sách manga bán chạy nhất từ Nhật, với hơn 3 triệu ấn bản [127]. Tập 21 đứng thứ 24 với hơn một triệu ấn bản và tập 22 đứng thứ 6 với số lượng bán gần tương đương [128]. Nhà sản xuất Taguchi Kouji từ Square Enix nói rằng lượng sách gốc đã bán của tập 1 là 150.000 ấn bản đã tăng lên thành 1,5 triệu ấn bản chỉ sau khi anime đầu tiên được công chiếu. Trước khi anime thứ hai ra mắt, mỗi quyển đã bán khoảng 1.9 triệu ấn bản và sau đó là 2.1 triệu ấn bản [129]. Bộ truyện cũng nằm trong top những quyển sách bán chạy nhất của Viz Media, xuất hiện trong danh sách "BookScan's Top 20 Graphic Novels" và "USA Today Booklist"[130][131][132]. Bộ truyện cũng được đề cử trong danh sách bình chọn của Diamond Comic Distributors ở thể loại tiểu thyết đồ họa và danh sách các manga bán chạy nhất của The New York Times[133][134]. Tập đầu tiên của manga tiếng Anh từng đứng đầu danh sách các tiểu thyết đồ họa bán chạy nhất trong năm 2005 [135]. Theo cuộc khảo sát của Oricon năm 2009, Fullmetal Alchemist đứng thứ 9 trong số các manga mà người hâm mộ muốn chuyển thể nó thành phim thể loại live-action [136].

Fullmetal Alchemist nhìn chung được các nhà phê bình đón nhận tích cực. Cho dù các tập đầu tiên có mang hơi hướng công thức, các nhà phê bình đều nhận định rằng bộ truyện phát triển theo khuynh hướng phức tạp dần một cách tự nhiên. Arakawa được ca ngợi vì đã có thể để giữ cho tất cả các nhân vật của cô độc nhất và dễ phân biệt, cho dù nhiều người trong số họ mặc cùng một bộ trang phục cơ bản [137]. Tính cách của nhân vật chính Edward có sự cân bằng giữa của một "đứa trẻ thông minh điển hình" và một "cậu bé ngang ngạnh", thành công trong việc đưa cậu lướt qua các khoảnh khắc hài hước trong câu chuyện và các cao trào của truyện mà không phạm một sai sót gì [138]. Các nhà phê bình đánh giá cao việc phát triển nhân vật trong manga, cùng với niềm tin của mỗi nhân vật thay đổi chủ động theo từng hoàn cảnh và buộc họ trưởng thành hơn một cách rất tự nhiên [139]. Jarred Pine của Mania Entertainment nhận định manga có thể khiến những người đã từng xem anime của nó thưởng thức lại bất chấp sự tương đồng trong các chương đầu tiên. Cũng như các nhà phê bình khác, ông đánh giá cao bầu không khí u ám từ manga và cách mà truyện cân bằng các cảnh hài hước với hành động [140]. Sự phát triển của các nhân vật ít khi xuất hiện trong anime đầu tiên cũng được Pine đánh giá cao [141]. Trong bài đánh giá tập 14, Sakura Eries từ cùng một khía cạnh thích cái cách mà sự thật được làm sáng tỏ mặc dù có một vài chi tiết truyện cần được chỉnh sửa. Bà cũng đánh giá cao sự phát triển các homunculi như sự trở lại của Greed cũng như cách mà chúng chiến đấu [142].

Anime

Anime phát sóng ở Nhật thu hút sự quan tâm của tới 6.8% các khán giả truyền hình[46]. Năm 2005, mạng lưới truyền hình Nhật TV Asahi tổ chức một cuộc bình chọn trên mạng "Top 100" và một cuộc khảo sát trên toàn quốc; anime chuyển thể của Fullmetal Alchemist đứng đầu trong cuộc bình chọn trên mạng và đứng thứ 20 trong cuộc khảo sát[143][144]. Năm 2006, TV Asahi lại tổ chức một cuộc bình chọn khác cho top 100 anime trên mạng, và Fullmetal Alchemist lại tiếp tục dẫn đầu [145]. Fullmetal Alchemist còn là quán quân giải American Anime Awards ở một vài thể loại. Trong đó bao gồm "Phim dài tập", "Đoàn làm phim xuất sắc", "Thiết kế bìa DVD xuất sắc", "Anime Theme Song xuất sắc" ("Rewrite," của Asian Kung-Fu Generation), và "Diễn viên xuất sắc" (Vic Mignogna, diễn viên phần lồng tiếng Anh cho Edward Elric). Loạt phim còn được đề cử giải Phim anime xuất sắc dành cho Fullmetal Alchemist the Movie: Conqueror of Shamballa[146]. Loạt phim còn giành hầu hết trong 26 giải tại cuộc bình chọn thường niên của độc giả tạp chí Animage. Loạt phim đã thắng giải ở các hạng mục "Loạt phim yêu thích", "Tập phim yêu thích" (tập 7), "Nhân vật nam yêu thích" (Edward Elric), "Nhân vật nữ yêu thích" (Riza Hawkeye), "Theme Song yêu thích" ("Melissa", của Porno Graffitti), và "Diễn viên lồng tiếng yêu thích" (Park Romi, diễn viên phần lồng tiếng Nhật cho Edward Elric)[147]. Tại "Hội chợ Anime Tokyo", loạt phim còn nhận giải "Hoạt hình của năm" (Fullmetal Alchemist: The Conqueror of Shambala), "Truyện gốc xuất sắc nhất" (Arakawa Hiromu) và "Âm nhạc xuất sắc nhất" (Oshima Michiru)[86]. Tại About.com 2006 American Awards, Fullmetal Alchemist đã giành giải "Anime mới xuất sắc nhất" và "Hoạt hình xuất sắc nhất"[148][149].

Loạt phim được xếp hạng 95 trong các anime xuất sắc nhất bởi IGN. Họ nhận xét rằng dù anime hầu hết lạc quan với các cảnh chiến đấu ấn tượng, nó còn chạm đến những khía cạnh nhân văn. Họ miêu tả bộ phim là "vượt lên trên ranh giới của một anime", và "một vở kịch hàng tuần có tác động mạnh mẽ" [150]. Nhóm làm việc còn đưa bộ phim vào trong nhóm "10 bộ phim hoạt hình chuyển thể mà họ muốn xem" với nhận xét tập trung vào các cá tính của từng nhân vật vật trong phim [151]. Thiết kế của từng nhân vật được đánh giá cao bởi sự riêng biệt của chúng. Các cảnh hồi tưởng từng bị phê bình là phiền phức bởi chúng lặp lại một vài lần [152][153]. Các bài đánh giá khác so sánh bộ phim với Odyssey như là một phần bi kịch, một phần nào đó như cổ tích. Phần cốt truyện và âm nhạc được tán dương là rất thú vị[152]. Anime còn nhận được đánh giá cao vì có sự cân bằng tốt giữa các yếu tố hành động, hài hước và các khoảnh khắc sâu thẳm và nhấn mạnh cái nhân tình cảm của sự phát triển nhân vật ở hai nhân vật chính [154]. Lời chỉ trích đối với bộ phim tập trung vào một lượng lớn các cảnh ướt át của nó bị lạm dụng để khởi dậy sự đồng cảm từ người xem. Cái kết của anime là nguồn gốc của đánh giá tiêu cực rằng niềm tin của Edward đã không hề thay đổi khi vẫn cố gắng đem người chết sống lại [155]. Các nhà phê bình đánh giá cao phần âm nhạc của bộ phim vì sự đa dạng và phong phú trong thể loại lẫn tác giả, và sự thân mật nhưng không quá nổi trội của phần nhạc nền [123]. DVDvisionjapan đề cập đến ca khúc mở đầu và kết thúc đầu tiên của anime như là các bản nhạc tốt nhất của bộ phim, nhấn mạnh sự kết hợp tuyệt vời của anime và âm nhạc [156].

Fullmetal Alchemist: Brotherhood bị phê bình bởi nhóm làm việc tại Anime News Network, những người nói rằng 14 tập đầu tiên của loạt phim không hoàn toàn thú vị bởi sự lặp lại phần đầu của phiên bản trước đó. Khi so sánh với phiên bản đầu, Brotherhood bị phê bình vì thiếu tính hồi hộp và "sinh động" [157]. Chris Beveridge của Mania Entertainment cho rằng điều mà làm nên sự thú vị phiên bản thứ hai của bộ phim là sự khác biệt giữa hành động của các nhân vật và một phần nào đó bộ phim bám theo tập manga thứ 15 cộng thêm một chút yếu tố xúc động [158]. Trong một bài phê bình khác, Beveridge đánh giá cao các cảnh chiến đấu mới cũng như kịch tính, điều khiến cho loạt phim "rắn rỏi" hơn [159]. Chris Zimmerman từ Comic Book Bin đồng ý với Beveridge rằng loạt phim "tuần hoàn và tự tạo ra giá trị cho riêng mình" phù hợp với sự kết hợp của các nhân vật mới và các phát hiện mới, điều mà đã không không thể có trong phần đầu tiên, làm ý nghĩa của nó thêm sâu sắc. Phần hình ảnh của loạt phim được đánh giá cao hơn so với của phiên bản trước với các nhận định tập trung vào sự bộc lộ cảm xúc của các nhân vật cũng như cách mà các nhân vật chiến đấu[160]. Nhiều lời khen ngợi được dành cho các cảnh chiến đấu và tinh thần ở những điểm mà phần Brotherhood đã thực hiện tốt hơn phiên bản đầu tiên Fullmetal Alchemist. Cách mà truyện kết thúc cũng thỏa mãn rất nhiều nhà phê bình và được đánh giá là "Cái kết gần như hoàn hảo của một câu chuyện nổi tiếng."[161][162]. Vào tháng 4 năm 2010, loạt phim được xếp thứ 6 trong danh sách các anime hay nhất từ tháng 4 cho đến tháng 3 năm 2010 bởi Animage[163].

Light novel

Bộ tiểu thuyết Fullmetal Alchemist đầu tiên, The Land of the Sand, được đón nhận bởi Jarred Pine của Mania về tính độc lập của tiểu thuyết, điều được duy trì trong tính cách mỗi nhân vật so với manga. Ông nhận định rằng dù việc thiếu các truyện bên lề giới thiệu cốt truyện gốc khiến tiểu thuyết hướng tới đối tượng là các độc giả đã biết đến bộ truyện này hơn là những người chưa đọc, đó vẫn là màn ra mắt ấn tượng cho Viz Fiction [164]. Ain't it Cool News xem đây là một tiểu thuyết đúng chất bởi chính nội dung của nó, và cho dù nó không đem đến bất kì thứ gì mới mẻ so với bộ truyện, nó vẫn đủ hấp dẫn để khiến các độc giả đã từng đọc qua manga thưởng thức lại. Nhìn chung, các nhận xét đánh giá đều có cảm nhận rằng "chúng thực sự dành cho những đối tượng đọc còn khá trẻ có chút hiểu biết về mặt tối của chính trị, kinh tế và xã hội" [165]. Charles Solomon của tờ Los Angeles Times chú ý rằng bộ tiểu thuyết tập trung vào những vấn đề khác với anime, The Land of Sand "tạo ra mối liên kết đồng cảm mạnh mẽ hơn" giữa những đứa trẻ có anh em hơn là sự phản chiếu của hai loạt phim[166].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cang giả kim thuật sư http://fullmetalalchemist.com.au/ http://mangasjbc.uol.com.br/titulos/fullmetal-alch... http://anime.about.com/od/toppicks/ig/2006Awards/a... http://anime.about.com/od/toppicks/ig/2006Awards/a... http://www.activeanime.com/html/content/view/383/5... http://www.adultswim.com/schedule/tools/img/on-air... http://www.adultswim.com/shows/fullmetal/index.htm... http://www.aintitcool.com/node/21051 http://www.amazon.com/Fullmetal-Alchemist-Brotherh... http://www.amazon.com/dp/B0006H325C/